Thứ Ba, 8 tháng 9, 2009

Niềm vui và nỗi lo.

(Câu chuyện có thật về một học sinh tỉnh lẻ trong thời "mở cửa")


      Là con trai một, trong gia đình có điều kiện kinh tế khá giả. Quang đựơc nuôi dậy trong môi trường đầy đủ về vật chất và tràn ngập tình yêu thương. Cháu  khoẻ mạnh, thông minh, hiền lành và thật thà. Khi học ở trường Tiểu học có lần nhặt đươc một dây truyền vàng, đã tự nộp cho cô giáo để trả lại người mất. Lên THCS là học sinh tiên tiến, tham gia đội tuyển thi học giỏi của huyện, và đạt giải nhì môn hoá cấp tỉnh.


       Sống ở Thi trấn nhỏ thuộc huyện miền núi, của một tỉnh trung du & miền  núi  phía Bắc, gần Thành phố và khu công nghiệp. Quê tôi đã trở thành "Đô thị hoá" từ khi nào không  rõ, nhưng đựơc phát triển nhanh vào những năm gần đây, khi đất nước bước vào thời kỳ "mở cửa". Bộ mặt nông thôn thay đổi từng ngày, đường Thị trấn đông vui, ngày đêm nhộn nhịp ô tô, phiên chợ quê  la liệt những quầy hoa, phản ánh sự đổi mới cả về vật chất lẫn tinh thần. Nhiều nhà cao tầng san sát, hàng quán kinh doanh dịch vụ giải trí như KaRaOke, Intenet phát triển nhanh như "nấm gặp mưa".


       "Đô thị hoá"  thực sự góp phần đổi mới bộ mặt quê tôi, đồng thời cũng reo rắc những nhân tố độc hại, nhất là đối với học sinh tuổi vị thành niên, lần đầu được tiếp xúc với nhiều điều mới lạ của  tiên bộ trong công nghệ thông tin, các cháu choáng ngợp" và tiếp thu rất nhanh những đièu tốt, văn minh tiến bộ, và cả mặt tiêu cực. Từ tò mò đến đam mê, rủ rê nhau chơi bời  quán xá, vào "phòng Chát" có khi thâu đêm, việc học hành chểnh mảng, chìm đắm trong "thế giới ảo" của Intenet, ít thời gian cho "thế giới thực"  là học hành, gia đình, bạn bè...Quang bị hút vào "cơn lốc độc hại" của mặt trái thời  "mở cửa" là như vậy.


       Bố, mẹ cháu đều là cán bộ quản lý của một Tổng Công ty lơn của Nhà nước, thường xuyên đi công tác tối ngày, họp hành, giao lưu bạn bè, tiệc tùng tiếp khách...ít có bữa cơm gia đình đầy đủ cả ba người.  ít có điêù kiện gần gũi chuyện trò thường xuyên nên không nắm đựơc những biến đổi tâm sinh lý của con ở "thời kỳ quá độ" của trẻ vị thành niên. để kịp thời uốn nắn dưn dậy.  Từ học sinh giỏi đầu cấp, cuối cấp học lực của cháu giảm sút, kết quả thi không đủ điểm vào trường PTTH của huyện, đã gây cơn sốc lớn đối với gia đình, bố mẹ cháu thường sẩy ra to tiếng, bất hoà, đổ lỗi cho nhau trong việc quản lý, giáo dục con. Do áp lực công tác cộng với việc học hành của con không tốt, bố chán nản, mẹ luôn đau đầu, huyết áp cao bột phát, phải đi viên cấp cứu nhiều lần.


    Bố mẹ cháu phải xin cho  vào học trường bán công ở Thành phố cách nhà gần 20 km, cháu bắt đầu sống tụ lập ở lúa tuổi 15. Ở môi trường Thành phố, biết bao điều cám dỗ, tiêu cực xã hôị,  nhưng không còn cách nào khác. Thời gian đầu cháu cũng ngoan, chăm chỉ học tập, tham gia đội tuyển thi học sinh giỏi môn hoá của trường và đạt giải nhất cuộc thi hoá Otraylia . Vốn tính tự do, quen đựơc chiều chuộng, chỉ một thời gian sau, quen biết nhiều bạn bè, bắt đầu rủ rê nhau chơi bời, la cà các "phòng Chát".  Hôm bỏ học, khi nửa đêm trèo tường nhà trọ đi chơi quá khuya không dám về, thức thâu đêm ở quán Intenet. Cái gì phải đến, cũng đã sẩy ra, khi cháu quen biết với bạn gái tuổi teen trên mạng, kết thân, rồi hẹn hò yêu đương.  Tình cảm bồng bột của cậu học sinh mới lớn ở tỉnh lẻ, đã bị  "hút hồn"  bởi những lời ngon ngọt qua mạng, của cô bạn gái Hà thành tuổi teen, nhưng già dặn từng trải. Cháu đã yêu đến "mù quáng, mụ mị" dẫn đến bỏ học, trốn nhà xuống Hà Nội gặp bạn gái  mới quen trên mạng tên Hà, ở với Bà ngoại, mẹ ở xa, bố mải làm ăn không quan tâm đến con cái. Hà  ít đựơc giáo dục, là đứa trẻ quen sống tự do, học dốt, lười biếng, cũng thường xuyên trốn học, bỏ nhà đi chơi đàn đúm bạn bè, tiêu xài  bằng tiền của mẹ ở nước ngoài  gửi  về.  Mất khá nhiều thời gian dò la tin tức mới biết địa chỉ, bố cháu phải  xuống Hà Nội "bắt" về.  Do bỏ học dài ngày, cháu Quang không đựơc trở lại trường , nhớ bạn gái, cháu hết sức buồn bã, không thiết ăn uổng, chỉ nằm dài sụt sùi.  không khí lo lắng, căng thẳng bao trùm cả nhà,  khi bố mẹ đi làm, phải khóa cổng "cấm vận" một thời gian. Cháu trở nên "trai lỳ" đến khó hiểu và xa lánh tất cả mọi người...


         Cú sốc thất tình của tuổi teen  qua  mạng, đã làm cháu hoàn toàn suy sụp, mất thời gian khá lâu mới nguôi ngoai, bố mẹ cháu tiếp tục khuyên giải, lúc nhẹ nhàng, khi gay gắt, song chưa bao giờ  xỉ nhục đánh đập làm tổn thương lòng tự trọng của con. Bố mẹ cháu còn  trẻ, đều có trình dộ đai học, biết con mắc lỗi do bồng bột, ham chơi, đua đòi bạn bè, nhất thời không vâng lời, xong bản chất cháu vẫn là đứa trẻ tốt, chưa đến nỗi hư hỏng, một phần lối ở bố mẹ, mải mê sự nghiệp, chưa dành nhiều thời gian cần thiết quan tâm gần gũi tìm hiểu suy nghĩ , việc làm của con cái, nhất là những lúc con có biểu hiện khác thường, trong suy nghĩ và việc làm không đúng, đã âm ỉ từ lâu không phải là bột phát... đó cũng là bài học chung của nhiều bậc cha mẹ, để con đi vào con đường hư hỏng.

       Bố mẹ cháu tiếp tục động viên cháu lên ở với dì (em gái mẹ) là giáo viên PTTH của mộttrường miền núi cách nhà 65 km. Thời gian đầu, cháu vẫn lén lút liên lạc với bạn gái qua điện thoại, ngày nghỉ bắt xe buýt về Hà Nội chơi với bạn gái. Mẹ Hà  đang làm ăn ở nước ngoài  biết tin con hư hỏng, về  đưa  Hà sang ở với mẹ một thời gian, khi về nước Hà kết với bạn trai tuổi teen khác. Biết tin  Quang  lại đòi về Hà Nội để gặp bạn gái, giá đình ngăn cản, cháu khóc lóc van xin, trông thật tội nghiệp, vừa giận  vừa thương con. Từ hôm  đó cháu không chịu trở lại  trường  để học,  phải mời cô giáo đến nhà phụ đạo, còn  khoảng một tháng nữa thi tốt nghiệp PTTH, gia đình vừa động viên, vừa tỏ thái độ kiên quyết đưa cháu trở lại trường, xin cho cháu đựơc học tiếp để thi. Bố mẹ cháu  phải thay  phiên nhau nghỉ phép , lên ở vơi con kèm cháu đi học vừa có điều kiện gần gũi chăm sóc động viên con. Vốn thông minh, tiếp thu nhanh.  cháu  đã theo kịp các bạn và đã vượt qua kỳ thi tốt nghiệp PTTH,  niềm vui  lớn đối với cháu và gia đình, tâm lý lo lằng buồn phiền của bố mẹ đựơc giải toả. Sự quan tâm và kiên trì giáo dục, cùng với tình thương yêu con cái  của bố mẹ đã đựơc bù đắp băng kết quả học tập của con.  


          Bố mẹ cháu không hy vọng con mình thi đỗ đại học, vẫn động viên cháu cố gắng đi thi để cọ sát và thử sức. Sau sẽ học ôn thi năm sau. Mãi đến 10/09/2009 cháu
Quang nhận đựoc giấy báo nhập học của trường Đại học FPT . Cả nhà mừng vui  khôn xiết, nhất là Bố mẹ cháu . Đây không 
phải chỉ  là kết quả của sự cố gắng học tập của cháu, mà còn là kết quả
của sự kiên trì giáo dục, sự yêu thương hêt  mực đối với con cái, ngay
cả khi con cái phạm lỗi, hư hỏng, bố mẹ Quang và thấy cô giáo, luôn tạo
cơ hội cho cháu sửa chữa khuyết điểm, đã cố sức thuyết phục, cảm hoá cháu tiếp tục học tập đạt kết quả. Sự nôn nóng thiếu tin tưởng, ruồng bỏ, đuổi học đối với học sinh mắc lỗi, còn ố khả năng giáo dục, sẽ khép lại cánh cửa bước vào đời của các cháu, sẽ đẩy các chau tiếp tục lún sâu hơn vào tệ nam xã hội, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Bên cạnh niềm vui bất ngờ, gia đình và Bố mẹ cháu không khỏi lo lắng, cho con học ở Hà Nội xa gia đình, không sợ tốn kém về kinh tế,lo là cháu không đủ sức "đề kháng" cưỡng lại sự cám dỗ của tệ nạn xã hội sẽ trở nên hư hỏng. Đó là nỗi lo chung của các bậc cha mẹ có con ở tỉnh lẻ về học ở Hà Nội...Niềm vui bất ngờ và nỗi lo còn đó. Song bố mẹ cháu vẫn thống nhắt cho cháu đi học, vì đặt cả niềm tin vào con cái. Cháu xin bố mẹ cho cháu một cơ hội, hứa sẽ tập trung vào học tập. Hy vọng cháu biết suy nghĩ, hối cải, thương bố mẹ,cháu sẽ cố gắng học tập đạt kết quả tốt./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]