Ngạn ngữ xưa có câu: "Lời nói chẳng mất tiền mua/ Liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau"!. Các bậc Cha mẹ thường lấy điều này làm "khuôn vàng thước ngọc" dăn dạy con cháu từ nhỏ. Coi đó là cái Nết con người, là đường ăn, ý ở, làm chuẩn mực đạo đức ứng xử trong gia đình và xã hội.
Nói theo cách bây giờ, đó là "Văn hoá giao tiếp", hay " Văn hoá ứng xử". Qua đó thể hiện người lịch thiệp, có học, có nhân cách đứng đắn, phân biệt với người thô thiển, "thiếu Văn hoá". Phạm trù văn hoá ở đây không đồng nghĩa với học vấn. Có người học vấn thấp nhưng có văn hoa ứng xử rất khiêm tốn, lịch thiệp, tính nhân văn. ngược lại có người trình độ học vấn cao, chưa chắc đã là người "Có văn hoá ứng xử" trong giao tiếp tốt..
Theo triết lý nhà Phật, người có lời nói đạo đức, từ hoà, (khiêm tốn) gọi là " Phật thí ". Giá trị của con người là nói phải biết kết hợp vào mục đích thánh thiện, đem lại lơi ích cho mình và cho mọi người, thế mới có câu:
Miệng ta là cánh hoa Sen
Mỗi khi hé nở một phen thơm lừng
Tiếng ta là gió mũa Xuân
Một cơn thổi nhẹ, muôn dân mát lòng.
Lời nói là xuất phát từ suy tư, ý nguyện của mình, đồng thời nó cũng là nguồn gốc của bao tai hoạ đau khổ. Lời nói rất quan trọng, khi thốt ra phải suy nghĩ cân nhắc kỹ càng.. Nóí mà không suy nghĩ có khác nào bắn mà không nhằm vào đích". Theo quan niệm nhà Phật, một lời nói có thể làm người ta đau khổ, thậm trí chết người. tội lỗi lớn lắm, nên có câu: Hoạ tai vì miệng mà nên/ Bệnh căn vì miệng mà rên phù trừ.
Hoạ từ cái miệng. Phước cũng vì cái miệng. Vậy hãy tu nơi cái miệng.!
Ngạn ngữ có câu: "Biết thời thưa thốt/ Không biết dựa cột mà nghe"!. Phật cũng dạy: " Nếu lời nói không đem lại lợi ích cho bản thân và mọi người thì nên im lặng". Có người khi nói đựơc nhiều người khác hưởng ứng làm theo. Cũng có người nói đến "Rát cổ họng" mà không có ai nghe. Như vậy, đừng vội trách người, vì Phước của mình còn yếu.
Tôi suy nghĩ mãi, Nói lóng chỗ đông người, nói trống không với người trên, Nói xấu sau lưng bạn bè. Buôn "dưa lê" bình phẩm sau lưng người khác... không hiểu xếp vào lọai ngườì nào?. Tôi đã tra từ điển, Tìm trong ngạn ngữ xưa, và đọc nhiều sách Phật dạy đều chưa thấy nói đến ..
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]